"Khủng hoảng luôn là động lực kích hoạt sự thay đổi và mảng online sẽ có bước phát triển lớn"
Theo "cha đẻ" của marketing hiện đại Philip Kotler, một sự thật tuyệt đối về sự bấp bênh mà cơn hỗn loạn tạo ra là nó càng tồn tại lâu, mọi người càng trở nên cẩn trọng. Khi doanh nghiệp không có khả năng đoán định mong đợi của khách hàng, họ có xu hướng bỏ mặc các nguyên tắc cốt lõi.
Khi đến thời điểm phải cắt giảm, mảng tiếp thị dường như luôn bị "xử trảm" đầu tiên, và thứ hai là việc phát triển sản phẩm mới. Hành động như vậy luôn là một sai lầm vì nó phá hủy thị phần và sự đổi mới của công ty.
Phản xạ của hầu hết các công ty là cắt giảm tiếp thị. Khi cắt chi phí tiếp thị, bạn đang nhường chỗ cho đối thủ cạnh tranh gửi đi trước các thông điệp của họ và giành được thị phần lớn hơn, trong khi thị phần của bạn ngày một mất dần.
"Tìm cơ hội" trong đại dịch toàn cầu như thế nào?
Chủ tịch tập đoàn Masan phân tích, trước đây người Việt Nam vẫn quen với các thị trường truyền thống, đi mua phải "tận mặt, tận nơi", thì khi dịch xảy ra sẽ là cơ hội của thị trường trực tuyến.
Ngày càng nhiều người dân chọn cách thức mua hàng trực tuyến, ngồi nhà mua hàng mà không cần trực tiếp đến cửa hàng.
Điển hình về dịch vụ giao hàng của GoViet, chỉ từ 17/1 – 2/2 số lượng đơn hàng được đặt đã tăng đến 120% so với cùng kỳ năm trước. Con số cụ thể là gần 900.000 đơn hàng ẩm thực. => Người dân đang tăng mua hàng trực tuyến.
Hồng Kông đã cho đóng cửa khoảng 20 – 30% ngân hàng và cho nhân viên làm việc online tại nhà. Cùng đó, hệ thống thanh toán nhanh (Faster Payment System) được thiết lập tháng 9/2018 của Hong Kong vẫn tăng trưởng ổn định. (Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) => Trong mùa dịch, mua hàng trực tuyến kéo theo thanh toán trực tuyến cũng tăng mạnh.
Lúc này doanh nghiệp nên "chuyển mọi thứ lên online, tăng cường chất lượng dịch vụ nội bộ". Chủ tịch Tập đoàn FPT – Trương Gia Bình cho hay, FPT đang xây dựng các công cụ làm việc trực tuyến để duy trì mức làm việc như cũ mà không phụ thuộc vào dịch.
Dịch viêm phổi nCoV lại là thời cơ thúc đẩy cho các hoạt động trực tuyến bùng nổ: người dân online nhiều hơn để theo dõi tin tức, các hoạt động vui chơi giải trí ngoài nhà sẽ được thay thế nhiều hơn bằng hoạt động trực tuyến: search google, lướt facebook, xem youtube, đọc thông tin trên các website...
Ngay trong thời điểm này, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức truyền thống cũng nhận ra cần chuyển đổi sang hình thức kinh doanh online. Mà trong đó, ưu tiên hàng đầu là website - trụ sở thương hiệu trực tuyến.
Các doanh nghiệp vẫn tìm cơ hội ngay trong tâm dịch!
Tại GOBRANDING, chúng tôi vẫn thường xuyên nhận cuộc gọi đến từ các chủ doanh nghiệp về việc tư vấn triển khai Marketing Online, đặc biệt là thúc đẩy kinh doanh trên website, nơi khách hàng tìm hiểu thông tin chính thức từ doanh nghiệp và đặt mua sản phẩm/dịch vụ ngay trên web.
Các chuyên gia của GOBRANDING nhấn mạnh khi chuyển đổi sang môi trường online, doanh nghiệp cần:
Tối ưu dịch vụ khách hàng: quá trình giao tiếp đến mua hàng, thanh toán, và chăm sóc sau mua hàng đều cần thông qua hệ thống công cụ trực tuyến.
Đầu tư nhiều vào chất lượng nội dung bởi "Nội dung là vua": trên môi trường online có quá nhiều thông tin để khách hàng lựa chọn đọc. Một kết quả search trên Google cho ra hàng triệu kết quả! Vì vậy, đầu tư để có được chuỗi nội dung tốt (không chỉ là một trang nội dung bán hàng) nhằm giữ chân khách hàng, dẫn dắt họ theo dòng nội dung từ tìm hiểu thông tin tới mua hàng.
Chuẩn bị phương án online trên cả đối ngoại lẫn đối nội: Nếu như phương án online với "đối ngoại" (giao tiếp giữa công ty và khách hàng) là việc tất yếu, thì với "đối nội" (các hoạt động tương tác nội bộ) cần được chuẩn bị chuyển đổi sang online để hoạt động nội bộ không bị gián đoạn khi nhân viên làm việc tại nhà.
Thế giới đang ngày càng được thúc đẩy trong các hoạt động Online, trong dịch và cả sau khi dịch bệnh qua đi, thói quen tiêu dùng online đã được thiết lập sâu sắc hơn trong hành vi khách hàng.
Có lẽ bạn cũng đã chạy quảng cáo Google hay Facebook với hy vọng "vớt vát" được thêm đơn hàng trong mùa dịch. Nhưng hiệu quả rất thấp. Thay vì vậy hãy nghiên cứu và đầu tư vào SEO và Content Marketing là nước cờ chiến lược hiệu quả.
Sau khi dịch qua đi, dòng tiền bị kìm hãm bấy lâu cùng các cảm xúc bị "ức chế" bởi dịch bệnh được "giải phóng", thị trường sẽ sôi nổi trở lại. Sự chuẩn bị lúc này là sự đón đầu khi nhu cầu tiêu dùng bùng nổ trở lại.
Bạn hay đối thủ của mình, ai sẽ nhanh hơn?
Đây là thời điểm để các doanh nghiệp thực sự đầu tư nghiêm túc cho website - đại diện thương hiệu trực tuyến của doanh nghiệp!
Thông tin được gởi từ CÔNG TY CỔ PHẦN GLOBAL ONLINE BRANDING
Shibuya 1-12-2, Shibuya-ku, Tokyo 150-0002, Japan
Tầng 6-7-8 tòa nhà GOBRANDING, 235 Lý Thường Kiệt, P. 6, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tầng 7 tòa nhà Việt Á, Số 9 phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét