Trong bản cập nhật thuật toán mới, trải nghiệm người dùng trở thành một nhân tố xếp hạng của Goolge. Tuy nhiên theo dự đoán, thay đổi này sẽ không xảy ra trước năm 2021. Sau đây là một số thông tin cần biết về Google Page Experience. Ngày 28-05-2020, Google vừa công bố một thuật toán xếp hạng mới được thiết kế nhằm đánh giá các trang web dựa trên trải nghiệm người dùng khi tương tác với website. Điều này đồng nghĩa với việc những trang web bị Google đánh giá mang lại trải nghiệm kém sẽ tụt hạng. Bản cập nhật được Google lấy tên là Google Page Experience, và dự kiến sẽ không áp dụng chính thức trước 2021. 1. Trải nghiệm người dùng là gì? Google có một tài liệu tham khảo chi tiết về các tiêu chí trải nghiệm người dùng dành cho nhà lập trình. Nhưng nói ngắn gọn thì mục đích của các chỉ số này là nhằm thấu hiểu người dùng đánh giá trang web như thế nào: dựa trên tốc độ tải trang, độ thân thiện với thiết bị di động, hay dựa trên việc website có sử dụng HTTPS, có xuất hiện nhiều quảng cáo hoặc nội dung có bị nhảy không? Trải nghiệm người dùng được cấu thành từ một số nhân tố xếp hạng Google sẵn có trước đó, bao gồm bản cập nhật thân thiện với di động (mobile-friendly update), cập nhật tốc độ trang (Page Speed Update), tăng xếp hạng HTTPS (HTTPS ranking boost), hình thức phạt các quảng cáo đan xen gây khó chịu cho người dùng (intrusive interstitials penalty), phạt các website vi phạm quy chế duyệt web an toàn (safe browsing penalty), hoàn thiện các chỉ số về tốc độ và tính khả dụng. Những cải thiện này được Google gọi chung là Core Web Vitals (tạm dịch: Chỉ số thiết yếu về trang web). 2. Core web vitals là gì? Core Web Vitals là các chỉ số thực, lấy người dùng làm trung tâm và dùng để chấm điểm các khía cạnh của trang web, bao gồm thời gian tải, tính tương tác, và độ ổn định của nội dung khi tải. Cụ thể là: - Largest Contentful Paint (LCP) – Thời gian hiển thị nội dung lớn nhất: dùng để đánh giá hiệu suất tải trang. Để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, LCP nên diễn ra trong vòng 2.5 giây sau khi trang bắt đầu tải.
- First Input Delay (FID) – Thời gian phản hồi lần tương tác đầu: dùng để đánh giá độ tương tác. Để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, FID nên diễn ra trong vòng 100 phần nghìn giây.
- Cumulative Layout Shift (CLS) – Chỉ số thay đổi bố cục tích lũy: dùng để đánh giá độ ổn định thị giác. Để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, các trang nên duy trì CLS dưới 0.1.
Khi tổng hợp các nhân tố trên lại với nhau, ta có thể hình dung được chỉ số trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, Google cho biết trải nghiệm người dùng không phải là điểm xếp hạng. Mà thay vào đó, mỗi nhân tố đều có tầm quan trọng và vị trí khác nhau trong thuật toán xếp hạng chung của Google. Bên cạnh ba nhân tố thuộc Core Web Vitals bên trên, Google còn ghi chú thêm các nhân tố xếp hạng sau: - Mobile-Friendly – Thân thiện với thiết bị di động. Kiểm tra trang web của bạn có thân thiện với thiết bị di động không thông qua Mobile-Friendly Test.
- Safe browsing – Duyệt web an toàn. Nghĩa là trang web không có chứa nội dung độc hại (như phần mềm chứa mã độc) hay không đúng với sự thật. Kiểm tra xem trang web của bạn có vấn đề gì liên quan đến safe browsing không thông qua báo cáo bảo mật: Security Issues report.
- HTTPS – Trang web vận hành sử dụng HTTPS. Kiểm tra xem đường truyền website của bạn đã bảo mật chưa.
- Không chèn quảng cáo đan xen sẽ giúp người dùng dễ tiếp cận nội dung trang web hơn.
3. Các thông tin liên quan đến Google Page Experience Cumulative Layout Shift (CLS) là một chỉ số mới chuyên đánh giá độ ổn định của trang web khi tải (ví dụ hình ảnh, nội dung, các thẻ có di động trên trang khi trang tải không hay trang vẫn giữ nguyên được cấu trúc). Tóm lại, bố cục của trang có thay đổi dẫn tới trải nghiệm người dùng kém hay không. Các bước chuẩn bị cho bản cập nhật này: Google cho biết hiện vẫn chưa áp dụng nhân tố xếp hạng mới nhưng dự tính sẽ bắt đầu vào năm 2021 và thông báo trước 6 tháng khi có quyết định chính thức. Có vẻ như Google đang cho chúng ta rất nhiều thời gian chuẩn bị, không chỉ vì theo lệ thường như những lần thông báo trước đó, mà còn do tình hình đại dịch bất ổn. Ngoài các công cụ giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể dùng báo cáo Core Web Vitals trong Google Search Console vừa được giới thiệu ngày 27-05-2020. Quy mô của bản cập nhật: Google có tiết lộ một số thông tin về các lần cập nhật trước: như lần phát hành ban đầu của Panda ảnh hưởng đến 11,8% tất cả truy vấn. BERT ảnh hưởng 10% còn HTTPS chỉ góp một phần nhỏ trong thuật toán xếp hạng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có thông tin gì về bản cập nhật lần này. Rudy Galfi, quản lý sản phẩm của đội ngũ hệ thống sinh thái Google Search cho biết họ sẽ không công bố phần trăm mỗi nhân tố. Nhưng ông xác nhận nội dung chất lượng vẫn là nhân tố quan trọng nhất, cho nên các nội dung hay, dù trải nghiệm tương tác website kém, vẫn có thể xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google. Nội dung chất lượng vẫn là ưu tiên đầu: Google nhấn mạnh các nội dung chất lượng vẫn sẽ xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm của Google dù trải nghiệm người dùng kém: "Tuy tất cả các thành tố cấu thành trải nghiệm người dùng đều quan trọng, nhìn chung, chúng tôi vẫn xếp hạng cao các trang cung cấp thông tin tốt nhất, kể cả khi một số khía cạnh về trải nghiệm người dùng vẫn còn dưới tiêu chuẩn. Vì suy cho cùng, trải nghiệm người dùng vẫn không áp đảo nội dung hay, hữu ích. Thế nhưng, nếu có nhiều trang web đăng tải cùng một nội dung, trải nghiệm người dùng sẽ thành nhân tố quyết định hiển thị trên thanh công cụ". Tính năng Top Stories: Google không còn yêu cầu trang web sử dụng AMP (Accelerated Mobile Pages) để được hiển thị trong mục Top Stories trên kết quả tìm kiếm di động. Thay vào đó, cái quan trọng hơn là chỉ số trải nghiệm người dùng vì đây mới là yếu tố quyết định nội dung nào hiển thị trên Top Stories. AMP: AMP vẫn sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm di động của Google nếu website của bạn dùng AMP. Chỉ có 1 thay đổi là các trang AMP giờ đây phải cạnh tranh với những trang web khác để hiển thị trên mục Top Stories của Google. May mắn là đa phần các trang web AMP đều ghi điểm cao về mặt trải nghiệm người dùng. Tất nhiên, không phải tất cả trang web AMP đều có chỉ số trải nghiệm người dùng xuất sắc, nhưng không thể phủ định AMP được thiết kế để giúp cải thiện khía cạnh này. Google trên thiết bị di động sẽ lấy chỉ số trải nghiệm người dùng từ nội dung AMP của bạn. Do Google hiển thị trang web AMP trên di động, nếu trang web của bạn có phiên bản AMP, Google sẽ dùng các chỉ số trải nghiệm người dùng AMP để chấm điểm. Trọng điểm: Google công bố một số nhân tố xếp hạng mới thuộc chung tên gọi "trải nghiệm người dùng" và chúng ta có từ đây đến 2021 để chuẩn bị cho lần cập nhật xếp hạng này. Hãy tận dụng các công cụ Google cung cấp để chuẩn bị website của bạn và khách hàng sẵn sàng cho những thay đổi mới. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét